nghe-si-anh-hoa-001.jpg

Ánh Hoa (1941-20 .. ) 

Nghệ sĩ Ánh Hoa sanh năm 1941, tại Gồng Trôm, Bến Tre. Sanh trong gia đình có truyền thống trình diễn trên sân khấu, xuất thân từ gia đình hát bội, là con của nghệ sĩ Văn Danh - Ánh Nguyệt cùng thời với Kim Chưởng, Thúy Nga. 

Ánh Hoa sống trong đoàn Tỷ Phượng. 7 tuổi, Ánh Hoa bước lên sân khấu với vai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt . Năm 13 tuổi, Ánh Hoa theo ba má gia nhập đoàn Tân Hương Hoa của ông bầu Vân Sinh. Đoàn này ban đầu có tên Hương Hoa, với cặp song ca Việt Hùng - Ngọc Nuôi hát ăn khách nhứt nhì Sàigòn thời bấy giờ. Khi ông bầu Vân Sinh tăng cường thêm 

Vua Xàng Xê Minh Chí và nhiều nghệ sĩ trẻ Nam Hùng, Thanh Thanh Hoa, Hoài Dung, Hoài Mỹ, Ánh Hoa thì  bầu Vân Sinh đổi tên đoàn thành Tân Hương Hoa. 

Ông bầu Vân Sinh khai trương bảng hiệu mới cũng như giới thiệu lớp nghệ sĩ trẻ, chủ yếu là giọng ca của Minh Chí và thần đồng Ánh Hoa, diễn tuồng Đầu xanh vương khổ hận tại rạp Nguyễn Văn Hảo. Sau đêm diển, ký giả Nguyễn Ang Ca viết báo tặng Ánh Hoa mỹ danh "Thần đồng Ánh Hoa - Út Trà Ôn deux" của Tân Hương Hoa. Nguyễn Ang Ca viết: “Mỗi khi ca tới chữ “hò” vô vọng cổ, cái hơi thật êm, thật buồn của Ánh Hoa khiến tôi có cảm giác như được nghe chính ông vua vọng cổ Út Trà Ôn ca.” Lời khen tặng của ký giả có danh khiến dư luận xôn xao. 

Đoàn Tân Hương Hoa lúc nào cũng đông nghẹt khán giả nhưng chỉ nhộn nhịp được khoảng 3 tháng thì rã gánh do các nghệ sĩ trẻ tách ra lập đoàn mới. 

Năm 1956. bà Ba Khang chị của hai nghệ sĩ trẻ Hương Sắc, Hương Huyền xuất vốn lập gánh hát Việt Hùng-Minh Chí , với vở tuồng Người Ðẹp Bán Tơ, có các nghệ sĩ Việt Hùng - Minh Chí - Ngọc Nuôi. Suất hát nào cũng đông nghẹt người coi, nhưng mới diễn được 2 tuồng Đường Lên Xứ Thái của soạn giả Thiếu Linh và Người đẹp bán tơ của soạn giả Kiên Giang thì chuyện tình cảm của cô đào Ánh Hoa với nghệ sĩ Minh Chí bị báo chí phanh phui rần rần. Lúc đó, Minh Chí đã qua 2 đời vợ và đang sống với người vợ thứ 3 l  à Ánh Hoa mới 15. Ông lớn gần gấp đôi tuổi Ánh Hoa. Cuộc tình duyên này đã gây sôi nổi dư luận, thân phụ Ánh Hoa là nghệ sĩ Văn Danh có đưa Minh Chí ra tòa về tội dụ dỗ gái vị thành niên. Nhưng rồi mọi chuyện cũng êm xuôi, Ánh Hoa và Minh Chí trở thành vợ chồng chung sống với nhau Gánh Việt Hùng-Minh Chí nổi trong một thời gian ngắn rồi chỉ hơn một năm thì nội bộ lủng củng đưa đến rã gánh, sau đó thì hai anh kép này lại chẳng thèm ngó mặt nhau. Sau thất bại, ông Vua Xàng xê bỏ mộng làm bầu, hai vợ chồng Minh Chí – Ánh Hoa về hát cho đoàn Kim Chưởng, Thanh Hương – Hùng Minh, Tân Thủ Đô – Tấn Tài ... 

Sau năm 1975, vợ chồng Minh Chí đi hát cho gánh Hậu Giang 2, Trần Hữu Trang, Huỳnh Long, đến năm 1990, Ánh Hoa và Minh Chí nghỉ hát. Sau khi nghỉ hát, cuộc sống gia đình càng khó khăn, Ánh Hoa bán cơm tấm dưới cầu chữ Y bên kia đường Hưng Phú. 

Năm 1992, đoàn làm phim "Người tình" của đạo diễn Jean Jacques Annaud. mời bà Ánh Hoa vào vai bảo mẫu . Đó là cơ duyên đưa Ánh Hoa đến với điện ảnh và Ánh Hoa trở thành gương mặt quen thuộc qua các phim về sau:  Mùi đu đủ xanh của đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng. Người đẹp Tây Đô, 

Đồng tiền xương máu, Đất phương Nam, Xóm nước đen, Hải 

Nguyệt, Giao thời, Giã từ dĩ vãng, Người Bình Xuyên, Mùa len trâu… 

Minh Chí sau cơn bạo bệnh nặng vì bệnh xơ gan cổ trướng, ông đã từ trần vào lúc 3 giờ 30 phút sáng 4-12-1995 tại tư gia ở 

Quận 8, Tp. HCM, thọ 72 tuổi. An táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hoà, Bà Quẹo. 

image.jpeg 

Sau khi người bạn đời đã ra đi, Ánh Hoa sống đơn lẻ với những kỷ niệm và những tấm chân tình nghệ sĩ cùng những mơ ước được trở lại sân khấu như thuở nào: 

Mỗi lần được mời diễn tôi vui lắm chứ, có được cơ hội gặp lại anh em nghệ sĩ. Minh Vương mỗi lần gặp thì cứ nhắc đến những khóm trúc trước nhà tôi, những chậu kiểng mà ông xã tôi cưng. Bạch Tuyết thì dẫn tôi đi chữa mắt, tặng tôi tiền để chữa bệnh thấp khớp. Lệ Thủy thì đi đâu diễn cũng ghé đến thăm. Phượng Liên ở xa mỗi lần về nước là đến thăm, tặng quà, nhắc lại nhiều kỷ niệm đẹp của nghề hát. Mơ ước có được cơ hội để diễn một vở tuồng, đóng vai phụ, vai gì tôi cũng chịu, vì nghe tiếng rao đờn vọng cổ, bài bản cải lương đã thấy thích rồi. Mong lắm. 

 Nguồn trích dẫn: Tác giả Huỳnh Ái Tông