Thế giới cải lương

Kim Giác

Nghệ sĩ Kim Giác sinh tại Bến Tre, năm 1939. Lúc nhỏ tên là Nguyễn Thị Toa, con gái thứ 3 trong gia đình, là đứa trẻ khó nuôi, từng được đắp mặt bằng lá môn để chuẩn bị đưa vô hòm, vì thế sau khi “phục sinh” thì cha mẹ đưa vào chùa cúng và đổi tên thành Nguyễn Thị Giác.

Kim Giác - Trần Thị Giác (1939-20 .. ) 

Nghệ sĩ Kim Giác sinh tại Bến Tre, năm 1939. Lúc nhỏ tên là Nguyễn Thị Toa, con gái thứ 3 trong gia đình, là đứa trẻ khó nuôi, từng được đắp mặt bằng lá môn để chuẩn bị đưa vô hòm, vì thế sau khi “phục sinh” thì cha mẹ đưa vào chùa cúng và đổi tên thành Nguyễn Thị Giác. Vào nghiệp diễn, vì đóng vai hiền không vượt qua được ai nên bà đi tìm ngã rẽ mới với các vai dữ; nào ngờ thành công ngoài mong đợi mà đỉnh cao là nhân vật Hai Lung trong vở Nửa đời hương phấn và bà Cả trong Nợ tình. Trong khi đó khác hẳn với chị Ba, hai cô em gái Ngọc Hương, Ngọc Lan lại nổi danh với các vai đào thương.   

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo nghề hát Bội tại Bến tre. Ông bà nội của Kim Giác là thành viên của gánh hát bội Kiến Lương Ban. Còn thân sinh là ông Nguyễn Văn Hay, tức nghệ sĩ Hai Nhỏ Gia đình có 4 anh chị em gồm có: Kim Giác, Hoàng On, Ngọc Hương, Ngọc Lan đã được theo học ca vọng cổ, bài bản và vũ đạo ngay trong đoàn hát do ông bà nội truyền dạy. Nghệ sĩ Kim Giác đã từng làm đào chánh đoàn Nam Phong. 

Năm 1962 nữ nghệ sĩ Kim Giác kết hôn với nghệ sĩ Hoàng Giang. sau khi kết hôn Kim Giác và Hoàng Giang về cộng tác với gánh hát Hương Mùa Thu. Hoàng Giang và Kim Giác là đôi vợ chồng gắn bó với nhau hạnh phúc cho đến ngày Hoàng Giang mất năm 2002. 

 

Sau đó Kim Giác cùng Hoàng Giang rời gánh Hương Mùa Thu, về đầu quân cho đoàn Thanh Minh-Thanh Nga. 

 

Sau năm 1975, cùng Hoàng Giang hát cho đoàn Thanh Minh, rồi Văn Công, Trần Hữu Trang. 

 

Giới nghệ sĩ vẫn coi Kim Giác và Hoàng Giang là hình bóng của nhau vì trong lúc ông đóng kép độc thì bà lại vào vai đào ác. Nghệ sĩ Kim Giác đã từng để lại trên Sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Sài Gòn 1… những “hình mẫu” mẹ chồng độc đoán trong vở tuồng Ngã rẽ tâm tình, Nợ tình, bà mối lươn lẹo trong vở tuồng Tiếng hạc trong trăng, chủ nợ cay nghiệt trong vở tuồng Nửa đời hương phấn... 

 

Những lần đi diễn tấu hài ở phòng trà Tiếng Xưa, nhiều khán giả đã cho bà tiền vì được gặp lại thần tượng một cách quá bất ngờ, cứ tưởng bà đã đi ra nước ngoài từ lâu. Nắm tay nhau trong xúc động, cả diễn viên và khán giả đều mừng mừng tủi tủi. Chỉ có lần xuống Củ Chi đi hát đã để lại kỷ niệm buồn mà lại vui với nghệ sĩ vì “mụ Hai Lung độc ác” đã bị khán giả chửi toáng là “con mẹ già mắc dịch” và sau đó lãnh đủ mấy cùi bắp liệng từ dưới lên. Theo bà, dù ghét hay thương nhưng đó là tình cảm của công chúng đối với người nghệ sĩ đều rất đáng quý mà không phải ai cũng có được. Đây chính là động lực để họ giữ lửa cho nghề và làm trọn kiếp tằm nghệ sĩ nhả tơ nghệ thuật cho đời. 

 Nguồn trích dẫn: Tác giả Huỳnh Ái Tông

Bình luận

Đăng nhập để bình luận
0 comments