Trương Ánh Loan (194..-1975)
Cho đến nay chưa rõ Trương Ánh Loan tên thật là chi, nhưng có thể đó là họ và tên thật, còn năm sinh cũng chưa rõ, có thể đoán là vào khoảng cuối thập niên 1940.
Bước vào nghề từ đoàn tuồng cổ của Bầu Thắng, rồi trải qua những sân khấu Mai Lan Phương- Ngọc Chiếu, Thanh Tao, Hữu Tâm, Minh Hùng- Như Ngọc, đều là những đoàn hát nghiêng về thể loại tuồng màu sắc, hương xa nổi tiếng, mà nữ diễn viên chính phải có nét đẹp sắc sảo, vũ đạo công phu. Hai yếu tố này thì Trương Anh Loan có thừa. Cô đẹp từ gương mặt đến hình thể và mua rất giỏi, nên nổi tiếng với những vai đào võ, Trương Anh Loan đẹp lộng lẫy dưới ánh đèn sân khấu.
Trương Anh Loan lên sân khấu là toả ngay sức gợi cảm cuốn hút người xem. Bởi vậy, năm 1961 Trương Anh Loan về đoàn cải lương Thủ Đô, thì cô đã là một hiện tượng sân khấu với nhiều vai diễn hấp dẫn khán giả bằng giọng ca, điệu múa. Trương Ánh Loan là một trong những nghệ sĩ trụ cột đưa đoàn cải lương Thủ Đô đi lên cùng với các nghệ sĩ khác như Ngọc Hương, Thanh Thanh Hoa, Như Ngọc là những bạn diễn ăn ý.
Trên sân khấu Thủ Đô, Trương Ánh Loan đã cùng nghệ sĩ Diệu Hiền chia nhau vai diễn.
Năm 1963, Trương Ánh Loan đoạt Huy chương Vàng giải Thanh Tâm, cùng với bạn diễn trân sân khấu Thủ Đô là nghệ sĩ Tấn Tài đồng thời với các đồng nghiệp khác như nghệ sĩ Bạch Tuyết của đoàn Thống Nhất, nghệ sĩ Kim Loan, tức Mộng Tuyền và nghệ sĩ Thanh Tú của đoàn Thanh Minh Thanh Nga, nghệ sĩ Diệp Lang của đoàn Kim Chưởng. Số người đoạt huy chương vàng Giải Thanh Tâm năm nầy nhiều nhất o với các năm khác, gồm có 6 nghệ sĩ, 3 nam và 3 nữ.
Giọng ca của Trương Ánh Loan ngọt ngào mà mạnh khỏe , tròn vành, rõ chữ , Trương Ánh Loan có thâu đĩa Thôi Tử thí Tề Quân. Tình Chú Thoòng với Tùng Lâm, Xuân Phát và Người Khách Lạ do hãng dĩa Sơn Ca cùng tài danh Út Trà Ôn, tuồng San Hậu đóng cùng Thanh Nga, Ngọc Giàu, Phượng Liên, tuồng Quỷ Bão đóng cùng Phương Quang, Phượng Liên, Hũu Phước…
Trương Ánh Loan có gia đình sớm, trước tiên Trương Ánh Loan kết duyên với soạn giả Tây Giang Tử và qua một thời gian sống rất êm ấm có con cái vài đứa với nhau, thì soạn giả nhà ta vì bận binh nghiệp nên không còn viết tuồng nữa, thế là vợ chồng dần dần xa nhau để rồi sau cùng dứt khoát duyên nợ. Kế đó Trương Ánh Loan làm lại cuộc đời với soạn giả Viễn Hùng, người ta tưởng rằng cặp này sẽ lâu bền, không ngờ biến cố Mậu Thân xảy ra, chồng cộng tác một nơi, vợ cộng tác một ngả, để rồi Trương Ánh Loan rời bỏ luôn sân khấu đi làm nghề khác và cũng chào lui với Viễn Hùng, khiến anh này thở phào chán nản. Sau đó cô lấy một người chồng không phải trong giới nghệ thuật, cuộc hôn nhân này làm cho cô đau khổ và năm 1979, Trương Ánh Loan đã tự tử chết tại Châu Đốc do những chuyện buồn trong gia đình.
Nghệ sĩ Trương Ánh Loan một người tài sắc trên sân khấu cải lương, nhưng hồng nhan bạc mệnh. để lại nỗi tiếc thương cho bao khán giả với bao hình tượng sân khấu đậm nét trong lòng người xem cùng một nổi oan tình son sắc của mình. Ngoài nghệ thuật biểu diễn, Trương Anh Loan còn góp công đào tạo những tài năng kế thừa như nghệ sĩ Vũ Linh, một diễn viên xuất sắc sau nầy.
Nguồn trích dẫn: Tác giả Huỳnh Ái Tông