Soạn giả Nguyễn Phương tên thật là Nguyễn Văn Hoà, sanh ngày 1 tháng 7, 1922, tại làng Điều Hòa , Mỹ Tho. Ông có theo học Trung học Mỹ Tho, rồi theo học và tốt nghiệp trường Bách nghệ Sài Gòn năm 1940 , sau đó ông đi học tiếp ở Hà Nội, trường Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp 2 năm.
Soạn giả Điêu Huyền tên thật là Phạm Văn Điều sinh năm 1915, tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ, nay là Thành phố Cần Thơ. Ông, là người con thứ chín trong một gia đình 11 anh em, thường được gọi thân mật là Chín Điều.
Duy Lân tên thật là Trần Văn Lân, sinh năm 1910 ở Vĩnh Long. Con trai ông Trần Văn Thiệt, chủ rạp hát Cầu Lâu ở Vĩnh Long, một trong những người khai sinh ra lối hát ca ra bộ, nên từ khi còn đi học, Duy lân đã say mê sân khấu.
Soạn giả Mộng Vân tên thật là Phan Long Trung, sau đổi lại Trần Tấn Trung, lấy bút hiệu là Mộng Vân – cái tên thơ mộng này được ông dùng làm nghệ danh trong cả cuộc đời. Lúc sinh thời Mộng Vân vốn là một nhà báo, một nhạc sĩ, cũng vừa là một soạn giả; mỗi lãnh vực ông đều nổi bật với nhiều ưu điểm lớn; tiếng tăm của ông vang dội khắp nơi, tác phẩm nghệ thuật của ông một thời được ái mộ nhất.
Soạn giả Năm Nở tên thật là Lê Hoài Nở, sinh năm 1909, làng Tân Hưng, huyện Lai Vung, tỉnh Sadec. Thân phụ là Cai tổng Hoài, địa chủ, có mấy chục mẫu ruộng, vườn cam, quít và trại nuôi vịt bầy, vịt hãng, nên khi ông thi đậu bằng Tiểu Học (CEPCI) ở tỉnh Sadec, được cha ông cho lên Sàigòn học.
Soạn giả Trần Hữu Trang SN 1906 tại xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Sinh trong một gia đình nông dân. Đây cũng là quê hương của bao nghệ sĩ cải lương có tên tuổi như Hai Giỏi, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Phùng Há, Năm Phỉ, Tư Chơi, Tư Anh, Hai Thông…
Soạn giả Nguyễn Tri Khương sinh năm 1890, người làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc xã Đông Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông nội ông là danh thần Nguyễn Tri Phương.
Soạn giả Trần Phong Sắc tên thật là Trần Đình Diệm bút danh Đằng Huy tự Phong Sắc, sanh năm 1973 tại làng Bình Lập, Tân An. Ông sinh ra trong một gia đình thuộc dòng họ Trần có học vấn, gốc ở Gò Công. Lớn lên trong buổi giao thời khi Nho học đang tàn lụi và Tây học mới hình thành ở miền Nam, ông chịu ảnh hưởng gia đình thông thạo cả chữ Hán và chữ quốc ngữ.
Ông Trương Duy Toản sinh năm Ất Dậu (1885) tại huyện Tam Bình, nay thuộc xã Tân An Hội, huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau chuyển sang học chữ Quốc ngữ và Pháp ngữ ở Sàigòn.
Soạn giả Viễn Châu tên thật Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924, tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ông xuất thân trong gia đình vọng tộc, thân phụ là Hương cả, là con thứ sáu trong gia đình, ông còn có tên là Bảy Bá là danh cầm đàn tranh.