Yên Lang - Nguyễn Ngọc Thanh (1940-2016) sinh năm 1940 tại Giồng Me, Cầu Kè, Bạc Liêu, nay thuộc phường 2, thành phố Bạc Liêu, Bạc Liêu, Việt Nam.
Nghệ sĩ - soạn giả Hương Sắc tên thật là Trần Văn Hướng sinh năm 1940 tại Cần Đước, Long An. Gia đình ông có 9 anh chị em, Hương Sắc thứ 9 và nghệ sĩ Hương Huyền, cha của nghệ sĩ Thanh Hằng thứ 10. Người chị thứ ba là bà Ba Khan sinh năm 1926, sau này lấy chồng, lập nghiệp và thành công ở Sàigòn.
Thế Châu tên thật là Ngô Văn Long, SN 1936, lớn lên ở miền quê nổi tiếng trái cây Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương. Thập niên 1960 của thế kỷ trước, ông đã là thầy giáo làng khi tròn 18 tuổi.
Soạn giả Hoa Phượng tên thật là Lương Kế Nghiệp; sinh tại Núi Sập, huyện Thoại Sơn, An Giang. Năm 1947, ông tham gia kháng chiến và từng làm thơ ký tại Ty công an Long Châu Hà.
Soạn giả Hà Triều tên thật là Đặng Ngươn Chúc, sinh năm 1931 tại xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Rạch Giá, nay là tỉnh Kiên Giang. Thuở nhỏ, do có điều kiện, ngoài việc học văn hóa, ông còn được học cơ bản về nhạc lý.
Soạn giả Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1929, nhưng chính xác ngày sinh của ông theo gia đình cho biết là năm 1927, tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc tỉnh Kiên Giang, là đồng hương của nhà văn Sơn Nam.
Soạn giả Trần Hà tên thật là Nguyễn Văn Thiệt sinh năm 1928, tại làng Nhâm Lăng, Châu Thành, Sóc Trăng. Ông học phổ thông ở quê nhà Sóc Trăng lúc nhỏ cho đến năm 1947, sau khi mẹ ông qua đời. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông tham gia trong ngành công an Sóc Trăng 9 năm. Sau đó ông được phân công làm việc ở Ban Binh vận liên tỉnh miền Đông.
Soạn giả Quy Sắc tên thật là Nguyễn Phú Quý, sinh năm 1924 tại Thủ Dầu Một, Bình Dương.Ông. Nghệ danh Quy Sắc là cách chơi chữ đánh vần tên của ông. Soạn giả Quy Sắc sau khi thành công bài vọng cổ “Cô Bán Ðèn Hoa Giấy,” ông tiếp tục tiến xa hơn vào nghiệp cầm ca. Ông đã tự học viết tuồng và tuồng cải lương đầu tiên của ông là Nghiệp giáo.
Soạn giả Thu An nguyên là nhạc sĩ đờn cò ở Bến Tre, tham gia kháng chiến từ những năm 1946-1947. Sau đó lại về thành và được ông Ba Bản đem lên Sài Gòn làm việc ở hãng dĩa hát Hoành Sơn với nhiệm vụ trưởng phòng thu thanh. Nói cho oai chứ thực chất là người giữ chìa khóa mở cửa cho nghệ sĩ đến thu dĩa hát.
Soạn giả Thanh Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, còn được gọi là Tám Cao, sanh năm 1923 tại làng Cổ Cò, Cái Bè. Anh học trường Tiểu Học Cái Bè, lúc đó các xã Cổ Cò, Mỹ Thiện, Cái Thia, Giòng Dứa có phong trào đờn ca tài tử nên anh Tám Cao theo chú bác trong thôn xóm học đờn ca.