Soạn giả Nhị Kiều tên là Quản Thị Minh Nguyệt, sanh năm 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Cô viết tuồng lúc khởi đầu thì ký tên là Cô Nguyệt, rồi Hoàng Thị Nguyệt và sau cùng chị đổi bút danh là soạn giả Nhị Kiều.
Nghệ sĩ Bảy Cao (Lê Văn Cao) là một biểu tượng của cải lương Nam Bộ, nổi danh không chỉ với giọng ca vọng cổ giàu cảm xúc mà còn với sự đổi mới trong việc kết hợp điện ảnh vào sân khấu cải lương. Đoàn cải lương Hoa Sen của ông từng đứng ở đỉnh cao nghệ thuật cải lương, và những sáng tác của ông vẫn còn vang vọng đến nay.
Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, là người có công hình thành và phát triển sân khấu cải lương Nam bộ. Ông sinh năm Bính Tý (1876), tại làng Thạnh Hoà Trung Nhứt, tổng Định Mỹ, Thốt Nốt, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Trung Kiên, huyện Thốt Nốt TP. Cần Thơ).
Nghệ sĩ Tư Chơi, tên thật là Huỳnh Thủ Trung, sinh năm 1907 tại Bến Tre, là một ngôi sao sáng chói của làng cải lương Việt Nam trong thập niên 1930-1950. Ông được biết đến không chỉ nhờ tài năng mà còn vì mối tình với ngôi sao sân khấu Phùng Há, nhưng cuộc hôn nhân của họ chỉ kéo dài hai năm.
Trong số các nghệ sĩ tiền phong của giới sân khấu cải lương các thập niên 20, 30, 40, nghệ sĩ kiêm soạn giả Năm Châu là một diễn viên kỳ tài, một soạn giả có nhiều tuồng hay, một đạo diễn đầu tiên áp dụng kỹ thuật tân tiến của sân khấu Tây phương vào nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
Tám Danh tên thật Nguyễn Phương Danh (1901 – 9 tháng 3 năm 1976) là đạo diễn, diễn viên cải lương, một trong những cây đại thụ của sân khấu cải lương. Ông có nhiều đóng góp lớn trong cách tân cải lương, là người đầu tiên đưa môn võ nghệ thuật lên sân khấu này.
NSND Bảy Nam là em ruột của nghệ sĩ Năm Phỉ, là mẹ của NSND Kim Cương. Bà không chỉ là diễn viên xuất sắc mà còn là một “bà bầu” máu lửa, nhưng hầu như suốt cả đời phải vất vả chống chèo lo cho cả gia đình.